Anh hùng Điện Biên Phủ: Túi gạo thấm máu nơi trận địa
Sau đúng 5 năm, cũng là theo yêu cầu của đông đảo khán giả trong sự "nở rộ" của kịch thiếu nhi tại các sân khấu kịch nói ở TP.HCM, sân khấu Hồng Hạc quyết định tái diễn vở Thiên thần nhỏ của tôi do đạo diễn - biên kịch Việt Linh chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.Loạt sao 'Hạ cánh nơi anh' sau bốn năm
Diễn viên Quang Sự gây chú ý khi xuất hiện tại sự kiện hội ngộ của dàn diễn viên Vật chứng mong manh. Chia sẻ với chúng tôi, anh cho biết sẽ góp mặt trong phần 2 của phim, song thông tin về vai diễn chưa được tiết lộ.Trước đó, khoảnh khắc Quang Sự đến tham dự buổi thử vai của phim được nhiều người quan tâm. Nói về việc sẵn sàng tham gia casting dù đã là gương mặt quen thuộc với khán giả phim truyền hình, nam diễn viên cho rằng đây là khâu quan trọng của một dự án vì “đôi khi không phải là để xem người đó có biết diễn xuất hay không mà là ở góc nhìn của nhà sản xuất, người diễn viên có phù hợp với nhân vật hoặc muốn khai thác thêm những điều mới". Quang Sự nói thêm: “Dự án Vật chứng mong manh phần 1 rất thành công. Khi nhận được lời mời, tôi tìm hiểu và thấy nhà sản xuất rất tâm huyết, có định hướng phát triển rõ ràng. Tôi nghĩ phim này cũng là dự án mình quan tâm và muốn đồng hành cùng mọi người”. Sao nam 8X chưa tiết lộ nhiều về vai diễn, song nhấn mạnh “không muốn lặp lại màu sắc của bản thân trong các dự án phim”. Anh nói từ Hoa hồng giấy, Gia đình mình vui bất thình lình hay Đội điều tra số 7, bản thân luôn nỗ lực mang lại sự mới mẻ cho người xem. Với Vật chứng mong manh phần 2, nam diễn viên nói thêm: “Bản chất của nhân vật cảnh sát hình sự có nhiều cái để khai thác, có những cú “lật” gây bất ngờ. Tôi cũng hy vọng sẽ tạo nên nhiều điều thú vị trong dự án này”. Sau thành công ở thị trường phim ảnh phía bắc, việc Quang Sự trở lại miền Nam đóng phim cũng gây tò mò. Song với nam nghệ sĩ, anh quan niệm rằng “ở đâu cũng được, miễn dự án và nhân vật phù hợp thì tôi sẵn sàng tham gia”. “Trong số các diễn viên, có thể tôi hơi may mắn vì được trải nghiệm, hoạt động ở cả miền Bắc và miền Nam khá đều đặn. Nếu như có một dự án hay, phù hợp với thời gian thì tôi luôn muốn được thử sức”, Công của Gia đình mình vui bất thình lình cho hay. Trong năm 2024, Quang Sự có thêm cột mốc đáng nhớ khi ghi tên mình vào top 3 chung cuộc ở VTV Awards, hạng mục Diễn viên nam ấn tượng. Nói về việc không thể giành chiến thắng, sao nam 8X thẳng thắn: “Theo cá nhân tôi, trong danh sách đề cử, đặc biệt là top 3 thì ai được giải cũng đều xứng đáng và tôi cũng đều cảm thấy vui”. Quang Sự chia sẻ thêm từ trước đến nay, anh hoạt động nghệ thuật không phải vì giải thưởng. Thay vào đó, điều quan trọng là nam diễn viên được làm công việc mình yêu thích, trải nghiệm những vai diễn mà bản thân mong muốn. “Kết quả vừa rồi giúp tôi nhận ra một điều rằng mình cũng đã nhận được một giải thưởng quan trọng là sự ủng hộ của khán giả. Với tôi đó là giải thưởng lớn nhất rồi. Khi mọi người nhận giải, tôi nghĩ xứng đáng”, anh tâm sự với chúng tôi.
Người lao động nghỉ thêm sau tết, công ty có quyền đuổi việc?
BTC cũng đặt ra mục tiêu qua giải năm nay sẽ trao 140 xe đạp tiếp bước học sinh đến trường. “Chúng tôi mong sự kiện trở thành sân chơi thiện nguyện uy tín, thường niên, để hướng đến giá trị nhân văn cao thượng, đóng góp kinh phí giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội”, đại diện BTC chia sẻ.
Chiều 1.3, tại Công an Hà Nội, Bộ Công an tổ chức lễ thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tại buổi lễ, đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã công bố quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 25.2 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Hà Nội, giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.Cũng tại buổi lễ, thiếu tướng Phạm Quang Tuyển, Phó cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, đã thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc giao thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, điều hành Công an Hà Nội.Trao quyết định, đại tướng Lương Tam Quang đánh giá cao những thành tích, sự đóng góp của trung tướng Nguyễn Hải Trung đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và xây dựng lực lượng công an thủ đô ngày càng trong sạch, vững mạnh... Đại tướng Lương Tam Quang đề nghị trên cương vị mới, trung tướng Nguyễn Hải Trung tiếp tục phát huy kiến thức, năng lực, sở trường, kinh nghiệm công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung bày tỏ vinh dự khi được nhận nhiệm vụ mới. Trung tướng Nguyễn Hải Trung mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp của lãnh đạo và các đơn vị của Bộ Dân tộc và Tôn giáo để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung sinh năm 1968, tại H.Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Trước khi được điều động, bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, ông Nguyễn Hải Trung từng giữ chức Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an; Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Bộ Công an; Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa; Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an T.Ư; từ tháng 7.2020 đến nay là Giám đốc Công an Hà Nội.Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1968, tại H.Văn Giang, Hưng Yên. Trước khi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an Hà Nội, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng là Trưởng công an Q.Bắc Từ Liêm (Hà Nội).
3 ô tô điện nổi bật tại Vietnam Motor Show 2022
Bắt đầu từ tháng 3.2025, Bộ GD-ĐT có 5 thứ trưởng, trong đó, thứ trưởng mới được bổ nhiệm là ông Lê Tấn Dũng. Các thứ trưởng vừa được phân công lại nhiệm vụ. Ông Thưởng được phân công làm nhiệm vụ thứ trưởng thường trực, phụ trách các lĩnh vực giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của bộ và các công việc thường xuyên của thanh tra bộ.Các đơn vị mà ông Thưởng phụ trách gồm Vụ Giáo dục phổ thông, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thanh tra, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông Thưởng phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.Ông Phúc phụ trách các lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số của bộ; chỉ đạo các công việc thường xuyên của Vụ Pháp chế.Ông Phúc phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp chế; Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin; Cục Hợp tác quốc tế; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục; phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đông Nam bộ.Lĩnh vực mà ông Sơn được phân công gồm giáo dục ĐH; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục thường xuyên; kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Bên cạnh đó, ông Sơn phụ trách công tác thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng, chứng chỉ; thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của bộ; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Ông Sơn cũng giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhiệm vụ thường xuyên trong công tác tổ chức, bộ máy của các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; chế độ chính sách đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của bộ.Các đơn vị ông Sơn phụ trách gồm: Vụ Giáo dục ĐH; Cục Quản lý chất lượng; Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây nguyên.Bà Kim Chi phụ trách các lĩnh vực giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; công tác chính trị tư tưởng; công tác học sinh, sinh viên; giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Bà Kim Chi phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục mầm non; Vụ Học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh; theo dõi chung các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía bắc.Trước đó, ông Lê Tấn Dũng là Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay ông Dũng phụ trách các lĩnh vực kế hoạch - tài chính, đầu tư công; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; xã hội hóa giáo dục; công tác quy hoạch ngành, địa phương; phòng chống lụt bão, thiên tai và biến đổi khí hậu; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Các đơn vị ông Dũng phụ trách gồm Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Ban Quản lý các dự án Bộ GD-ĐT; Công ty TNHH Một thành viên Thiết bị giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.